Tuyển tập Bộ đề Người đi tìm hình của nước Đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Người đi tìm hình của nước Đọc hiểu đầy đủ nhất.
Người đi tìm hình của nước Đọc hiểu
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
(1) Đất nước đẹp vô cùng.
Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.
(2) Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ?
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở,
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!
…(3) Có nhớ chăng, hỡi gió rét thành Ba Lê?
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya? …
(4) Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa….
(Trích Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
Câu 1. Đoạn thơ gắn với sự kiện lịch sử nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Tìm 01 bài thơ khác có cùng đề tài với đoạn thơ trên (Nêu rõ tên tác giả, tác phẩm – 0,25 điểm)
Câu 3. Đoạn thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy chỉ ra những tình cảm nhà thơ thể hiện trong khổ thơ thứ 3 (0,5 điểm)
Lời giải
Câu 1. Đoạn thơ gắn với sự kiện Bác lên đường cứu nước ( năm 1911).
Câu 2. Bài thơ cùng đề tài viết về Bác, ví dụ: Bác ơi (Tố Hữu)
Câu 3. Đoạn thơ sử dụng những phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm .
Câu 4. Những tình cảm nhà thơ thể hiện trong khổ thơ thứ 3:
Sự xót xa, niềm ngưỡng mộ khi nhắc tới những khó khăn, gian khổ và nghị lực phi thường của Bác trên đường cứu nước.
Đăng bởi: Wikichiase.com
Chuyên mục Giáo dục
- Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người trong Người lái đò sông Đà – Văn mẫu 12 hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến – Văn mẫu 12 hay nhất
- Dàn ý bình giảng 4 khổ thơ đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi – Văn mẫu 12 hay nhất
- Dàn ý nghị luận Tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh – Văn nghị luận 12 hay nhất
- Quan điểm nghệ thuật của Xuân Diệu